Hoa thủy tiên được nhiều người yêu thích và lựa chọn đặt trong nhà, không chỉ là dịp lễ tết mà các dịp khác vẫn được sử dụng. Hoa thủy tiên mang đến những ý nghĩa tốt đẹp cho cuộc sống. Bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẻ đến bạn đọc những thông tin chi tiết nhất về ý nghĩa, nguồn gốc cũng như cách chăm sóc hoa thủy tiên đúng cách.
I. Nguồn gốc hoa Thủy Tiên
Thủy Tiên là loài hoa mọc trên những dãy núi cao với khí hậu quanh năm mát mẻ của xứ sở Nam Mỹ. Năm 1753, trong một chuyến thu thập hạt giống, vị nam tước người Thụy Điển Claus von Alstroemer đã phát hiện ra hoa Thủy Tiên. Say đắm trước vẻ đẹp dịu dàng của loài hoa này, ông đã mang hạt giống về và lấy tên mình để đặt cho hoa. Từ đó, hoa Thủy Tiên có tên khoa học là Alstroemeria. Nhưng vì hình dáng giống một hoa ly thu nhỏ nên Thủy Tiên còn được gọi là Ly Peru. Hoặc hoa Ly của người Inca.

II. Đặc điểm hoa Thủy Tiên
1. Đặc điểm hình thái hoa thuỷ tiên
Cành hoa Thủy Tiên cao, thanh mảnh và sang trọng. Những chiếc lá xoắn lại, bao quanh thân cây rồi vươn lên đan xen giữa những bông hoa rực rỡ, đầy sắc màu chính là biểu tượng của sự phát triển, may mắn, giàu có và hạnh phúc.

Tuy xuất phát từ vùng Nam Mỹ xa xôi nhưng với vẻ đẹp lay động lòng người, Thủy Tiên đã đi khắp thế giới. Và nó đã đến Việt Nam vào năm 2013 nhờ công ty Dalat Hasfarm sản xuất và giới thiệu. Hiện nay, loài hoa này vẫn đang được Dalat Hasfarm chăm sóc và tuyển chọn kỹ lưỡng. Để mang tới giới mộ điệu những đóa hoa Thủy Tiên tươi thắm và rực rỡ.
2. Khả năng ứng dụng cao
Thời điểm đầu năm là dịp lý tưởng để gặp gỡ bạn bè, người thân và chắc chắn không thể thiếu những bữa tiệc thịnh soạn, quây quần bên nhau. Dù bạn muốn trang trí theo phong cách châu Âu sang trọng hay chỉ đơn giản là bữa tối ấm cúng theo văn hoá Á Đông thì Thuỷ Tiên vẫn thoả mãn được các yêu cầu của bạn.

Để cho bữa tiệc đầu năm thêm trang nhã và hiện đại, những màu hoa nhẹ nhàng sẽ là lựa chọn phù hợp. Còn đối với bữa tiệc theo phong cách vintage, mộc mạc thì những mẫu bình hoa đơn giản cùng một ít hoa Thuỷ Tiên mang màu sắc tươi sáng, bạn đã có một tác phẩm trang trí bàn ăn thật đáng yêu rồi. Ngoài ra, bạn còn có thể dùng Thuỷ Tiên để điểm tô phòng khách hay bất cứ không gian nào trong ngôi nhà. Chính sự linh hoạt và khả năng ứng dụng rất cao này của hoa Thuỷ Tiên khiến mọi người luôn yên tâm “chọn mặt gửi vàng” vì hoa chưa bao giờ làm họ thất vọng.
3. Hoa đẹp và tươi lâu
Theo phong thuỷ, hoa giả và hoa khô không được đánh giá cao trong việc trang trí nhà cửa dịp đầu năm. Bởi chúng tượng trưng cho sự khô héo, giả tạo, mang đến nguồn năng lượng không tốt. Ngược lại, hoa tươi luôn mang đến cho không gian sống một luồng sinh khí mới mẻ, nhiều năng lượng; đặc biệt là hoa càng tươi lâu, gia đình càng thịnh vượng. Vì lẽ đó, Thuỷ Tiên luôn là một trong những lựa chọn hàng đầu để trang trí nhà cửa dịp lễ, Tết bởi hoa có độ bền rất cao. Nếu được chăm sóc đúng cách, điều kiện thời tiết lý tưởng (ôn đới) và sử dụng thêm thuốc dưỡng hoa Chrysal, bạn có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Thuỷ Tiên đến 2 tuần – điều mà không nhiều loài hoa cắt cành có thể làm được.

4. Dễ dàng kết hợp với các loại hoa khác
Không hề ngạc nhiên khi nói rằng Thuỷ Tiên là loài hoa kiêu hãnh nhưng lại rất tinh tế. Khi đứng cạnh các loại hoa khác, Thuỷ Tiên vẫn luôn biết cách toả sáng mà không làm mất đi vẻ đẹp của những loài hoa còn lại. Dù kết hợp Thuỷ Tiên cùng với hoa Hồng, Calimero hay Lily… thì tổng thể vẫn luôn rất hài hoà. Đây chính là điểm cộng rất lớn dành cho những tín đồ của hoa Thuỷ Tiên nếu muốn kết hợp nhiều loại hoa với nhau để không gian sinh động và phong phú hơn.

Chắc hẳn các bạn cũng đã biết, mỗi một loại hoa đều mang những ý nghĩa riêng. Và hoa thủy tiên cũng vậy. Vậy ý nghĩa của loài hoa này là gì? Cùng behoa.vn tiếp tục khám phá qua chia sẻ này nhé.
III. Ý nghĩa phong thủy của hoa thủy tiên
Theo quan niệm về phong thủy thì hoa thủy tiên là loài hoa mang đến những nguồn năng lượng bổ trợ cho sự nghiệp, tài năng, giúp khơi dậy những khả năng tiềm ẩn của con người. Bên cạnh đó thì việc ngắm nhìn những bông hoa thủy tiên còn có tác dụng thúc đẩy sự sáng tạo, giúp giải quyết được mọi vấn đề khó khăn trong cuộc sống, công việc hàng ngày. Có lẽ, chính vì thế mà hoa thủy tiên không chỉ là loài hoa trưng Tết mà nó còn là một lựa chọn tuyệt vời để trang trí không gian làm việc, không gian sống của mỗi chúng ta nữa.

IV. Các ý nghĩa khác của hoa thủy tiên
Về màu sắc thì thủy tiên phổ biến với hai màu trắng và vàng. Và cũng giống như nhiều loài hoa khác thì mỗi một màu sắc hoa thủy tiên cũng mang một ý nghĩa riêng.
Món quà ý nghĩa và khiến người được nhận bất ngờ. Không thể nhắc đến bó hoa Thủy tiên tươi thắm, lộng lẫy. Mỗi cành hoa thủy tiên thường có từ 5 – 8 bông hoa tươi đẹp. Từ nụ hoa đến lúc hoa nở rộ, thủy tiên đều mang trong mình sự nhẹ nhàng và quyến rũ người nhìn.
Hoa thủy tiên có nhiều màu khác nhau. Như màu trắng, màu hồng, màu cam, màu tím… Mỗi màu đều có vẻ đẹp riêng. Ý nghĩa hoa thủy tiên cũng khác biệt tùy thuộc vào màu sắc của mình.
1. Ý nghĩa hoa thủy tiên màu vàng
Hoa thủy tiên màu vàng mang ý nghĩa là đem đến những điều vương giả. Là một biểu tượng của sự giàu sang, quyền quý.

2. Ý nghĩa hoa thủy tiên màu đỏ
Hoa thủy tiên màu đỏ có ý nghĩa là đem đến cho người sở hữu sự thành công. Cùng với những điều may mắn trong cuộc sống và công việc và học tập.

3. Ý nghĩa hoa thủy tiên màu trắng
Hoa thủy tiên màu trắng nhẹ nhàng và thanh khiết. Có ý nghĩa thể hiện sự tinh khôi và sự an nhiên trong cuộc sống bận rộn. Đây cũng là loài hoa tươi thể hiện sự chân thành. Rất phù hợp đê mua hoa thủy tiên trắng tặng người yêu. Tặng người thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.

4. Ý nghĩa hoa thủy tiên màu hồng
Hoa thủy tiên hồng không chỉ mang vẻ ngoài sang trọng. Mà còn có ý nghĩa là sự ngọt ngào và những điều hạnh phúc. Tặng hoa thủy tiên màu hồng cho người yêu như lời nói em là điều hoàn mỹ nhất. Nếu tặng cho mẹ thì mang thông điệp mẹ là người “mẹ hoàn hảo nhất trong mắt con.

5. Ý nghĩa hoa thủy tiên màu tím
Hoa thủy tiên mang màu tím mộng mơ có thông điệp là tình yêu vĩnh cửu. Những điều lãng mạn trong tình yêu đôi lứa, giống như màu tím tình si của mình vậy.

Lựa chọn mua một lẳng hoa thủy tiên hoặc một giỏ hoa thủy tiên, bình hoa thủy tiên. Để chưng trong nhà hoặc văn phòng. Sẽ khiến cho không gian ngôi nhà của bạn càng thêm sang trọng và tinh tế. Một chút điểm nhấn từ màu sắc hoa thủy tiên từ hoaflorist trong nhà. Sẽ khiến cho mọi thành viên trong nhà như được có thêm chút màu sắc. Một chút nhẹ nhàng trong cuộc sống bộn bề này.
Bên cạnh ý nghĩa được thể hiện qua màu sắc thì người ta còn thẩy rằng bên dưới củ hoa thủy tiên, để bảo vệ được phần rễ thì luôn cần phải có một chút đất. Và đối với những người Hoa sống xa tổ quốc thì cứ mỗi dịp Tết đến người ta lại thường khăn gấm gói mảnh đất đó lại để đặt lên bàn thờ tổ tiên – việc làm này như chính là lời răn dạy con cháu luôn luôn phải hướng về quê cha đất tổ.
V. Cách trồng chăm sóc cây hoa thủy tiên
1. Thời gian trồng hoa thuỷ tiên
Thời gian phù hợp nhất để trồng cây thủy tiên là vào tháng 9 – 11 để đến tháng 12 hoa sẽ nở rộ nhất. Để trồng hoa thủy tiên thành công thì trước tiên bạn cần chọn lọc củ hoa khỏe mạnh. Tốt nhất là bạn nên mua củ càng to càng mập, vì có càng nhiều củ nhỏ phụ càng cho ra nhiều hoa.

Khi đã có củ giống tốt, bạn lột bỏ lớp vỏ nâu bên ngoài và rửa sạch, tiếp tục gọt bỏ phần rễ đen ở đế củ. Sau đó đem ngâm nước trong vòng 48 tiếng để củ căng mọng dễ gọt.
Khi tách vỏ cần cẩn thận tách từng lớp vỏ, khía nhẹ từ trên xuống khoảng 2/3 củ hoa, tiếp đến khía nhẹ vòng quanh củ và nhẹ nhàng tách các lớp vỏ đó ra.
Khi gọt củ hoa thủy tiên, bạn cần cẩn thận tránh cắt vào mầm hoa. Sau khi đã gọt củ sạch sẽ, ngâm củ lại vào nước.
2. Các cách trồng hoa thuỷ tiên
Có 3 cách trồng hoa thủy tiên: trồng đất, trồng sỏi và trồng thủy sinh (nước). Hiện nay nhiều người ưa chuộng trồng củ trong sỏi và trong nước bởi vừa đẹp lại vừa sạch.

- Trồng hoa thủy tiên trong sỏi: Cho sỏi vào ⅔ chậu (bình) gốm, đặt củ giống đã chuẩn bị bên trên lớp sỏi, sao cho phần rễ hướng xuống dưới. Tưới thêm nước tới gần phần rễ của củ, nhớ là thay nước thường xuyên và tuyệt đối không được tưới ngập cả củ hoa để tránh làm úng/thối củ. Sau đó bạn để chậu vào phòng ấm áp, hoa thủy tiên sẽ phát triển và ra hoa trong vòng 20-30 ngày.
- Trồng hoa thủy tiên trong nước (thủy sinh): Sau khi gọt củ xong, cho củ vào bình và đổ nước vào. Củ thủy tiên vào những ngày đầu ngâm nước sẽ có nhiều nhớt, cần thay và cọ rửa nhẹ thường xuyên. Thay nước sau 8 tiếng. Khi củ phát triển nhiều rễ bạn có thể chuyển sang bình/chậu mới, nên chú ý thay nước. Sau khoảng 40 ngày thì hoa sẽ nở.
3. Nhiệt độ trồng cây hoa thủy tiên
Hoa thủy tiên khá kén chọn thời tiết, chúng ưa ẩm và ấm áp. Tuy nhiên lại không chịu được nhiệt độ quá nóng cũng như quá lạnh.
Bên cạnh đó cây thủy tiên còn ưa sáng, vì vậy những ngày đầu trồng hoa bạn cần đặt chúng ở nơi gần cửa sổ. Mỗi ngày cây cần nhận ít nhất 6 tiếng chiếu sáng, nếu không đủ ánh sáng, lá thủy tiên sẽ nhỏ và cho ra ít hoa.
4. Chọn đất trồng và kỹ thuật trồng
Với bạn nào vẫn thích trồng thủy tiên trong đất thì nên chọn loại đất vừa giữ nước mà vừa thoát nước. Đất trồng hoa thủy tiên cần trộn thêm phân hữu cơ, có nhiều mùn, độ pH từ 5 – 7.5.

5. Những lưu ý khi trồng cây hoa thủy tiên
Khi trồng củ trong nước bạn chỉ cần sử dụng nước sạch mà không cần đến bất kỳ phân bón nào. Lưu ý, nước có dính tạp chất sẽ làm bộ rễ hoa thủy tiên thối nát.
VI. Cách chăm sóc hoa thủy tiên
Hoa thủy tiên cũng là một trong những loại hoa ưa nước sạch và nước trong. Vì vậy bạn phải theo dõi màu nước và kiểm tra lượng nước vừa đủ để củ hoa nổi. Thỉnh thoảng nên đem chậu hoa thủy tiên ra ngoài trời nhưng tránh ánh nắng trực tiếp.

Sau khi hoa thủy tiên tàn, bạn cắt cành hoa gần sát củ rồi cho vôi vào. Đem chậu ở nơi râm mát. Sau đó cây sẽ rụng hết lá, tầm tháng 6-7 bạn đem củ vào ngăn mát tủ lạnh. Tháng 9-10 lại đem ra gieo trồng và chăm sóc.
Hoa thủy tiên là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc lại mang ý nghĩa may mắn, tài lộc cho gia đình. Việc chưng hoa thủy tiên trong nhà còn tạo không gian ấm áp, trang trí nhà cửa thêm đẹp. Hy vọng với những thông tin trên bạn đã biết cách trồng và chăm sóc hoa thủy tiên. Đừng quên xem thêm những bài viết khác của chúng tôi để được cập nhật nhiều kiến thức trồng và chăm sóc các loại cây cảnh khác nữa nhé!