Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất

Những mẫu hợp đồng mua bán thường gặp

Trong các cuộc giao dịch hay chuyển giao, thuê, mua bán hàng hóa cũng như dịch vụ thì giấy tờ xác thực giao dịch không thể thiếu đó là những mẫu hợp đồng mua bán. Dù được sử dụng nhiều trong đời sống và công việc nhưng không phải cũng hiểu rõ và đúng về những mẫu giấy tờ này. Vậy nên tôi đã tổng hợp nên những mẫu hợp đồng mua bán thường gặp nhất mời các bạn cùng tham khảo trong bài viết dưới đây. 

I. Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa

Mua bán là hoạt động thương mại diễn ra phổ biến hiện nay trong cả đời sống và công việc. Dưới đây là một số mẫu hợp đồng mua bán được sử dụng thường xuyên nhất mà bạn có thể tham khảo.

1. Hợp đồng mua bán hàng hoá là gì?

Mua bán hàng hóa, thiết bị, vật dụng với số lượng lớn hoặc cho bên đại diện thì việc sử dụng hợp đồng là không thể tránh khỏi. Tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại hợp đồng này cũng như những lưu ý cần thiết khi lập hợp đồng và ký xác nhận. Cả hai đều cần tìm hiểu những thông tin cần thiết về mặt hàng mình muốn giao dịch vì theo quy định thì không phải sản phẩm nào cũng được đưa vào kinh doanh. Có những trường hợp bạn sẽ thường gặp: hàng hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện, không được kinh doanh, được kinh doanh. Với những hình thức khác nhau bạn cần tuân theo những điều kiện riêng để không vi phạm pháp luật.

2. Những điều lưu ý khi ký hợp đồng mua bán 

  • Kiểm tra hàng hóa trước khi ký xác nhận: đảm bảo đúng số lượng, đúng mặt hàng cũng như đóng gói bản quan có đúng với trong hợp đồng hay không. Đối với những đơn hàng không đúng với điều khoản ghi trong hợp đồng bạn hoàn toàn có thể từ chối nhận và yêu cầu hoàn tiền nếu đã đưa tiền trước. 
  • Xác định rõ ràng thời gian và địa điểm giao hàng để cả hai bên có thể thuận tiện hơn trong các việc mua và nhận. Điều này còn giúp bạn tránh được những sự nhầm lẫn trong giao nhận gây tốn kém cả về thời gian và tiền bạc. 
  • Nếu bạn mua hàng dễ vỡ, dễ hư hại khi di chuyển qua lại bạn cũng có thể đăng ký bảo hiểm cho mặt hàng đó. Điều này giúp bạn tránh được rủi ro khi hàng hóa được giao nhận. Bạn có thể khảo một số loại bảo hiểm về rủi ro hàng hóa và lựa chọn sao cho phù hợp với mặt hàng và theo quy định của pháp luật. 
  • Cấp quyền sử dụng hay sở hữu cho bên nhận để đồng thời cần kèm theo các giấy tờ chứng nhận cần thiết như: giấy xác nhận quyền sở hữu, giấy liên quan đến sở hữu trí tuệ. 
  • Bạn cũng đứng quên đến yếu tố thanh toán khi xác nhận hợp đồng. Khi giao dịch mua bán thì sẽ có hình thức trả trực tiếp hoặc gián tiếp qua các cơ quan, ngân hàng và bạn có thể thống nhất trở trước, trả sau hoặc trả tiền cọc. 

3. Mẫu hợp đồng mua bán hàng hoá

Một số điều khoản trong mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa
Một số điều khoản trong mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa
Một số điều khoản trong mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa
Một số điều khoản trong mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa

Download hợp đồng mua bán hàng hoá

II. Mẫu hợp đồng mua bán dịch vụ

1. Hợp đồng mua bán dịch vụ là gì?

Mẫu hợp đồng mua bán dịch vụ là giấy tờ chứng từ xác định việc cung cấp và sử dụng dịch vụ. Chúng ta cũng sẽ có hai bên tham gia hợp đồng, một bên cung cấp dịch vụ và một bên sẽ mua hoặc thuê dịch vụ đó. Với nhu cầu phát triển hiện nay con người bắt đầu nghỉ nhiều hơn đến việc tận hưởng cách dịch vụ từ sức khỏe, vui chơi, giáo dục …

2. Lưu ý khi tham gia ký kết hợp đồng mua bán dịch vụ

Một số lưu ý khi tham gia ký kết hợp đồng mua bán dịch vụ:

  • Đối tượng của hợp đồng dịch vụ bao gồm tất cả mọi người có đủ khả năng pháp lý để tham gia ký kết hợp đồng. 
  • Dịch vụ được cung cấp không vi phạm pháp luật đồng thời không đi ngược lại với đạo đức xã hội.
  • Thanh toán dịch vụ: thông thường thì bạn cần thanh toán tiền trước khi sử dụng dịch vụ cho nên bán, thuê. Bạn có thể lựa chọn trả tiền mặt và chuyển  khoản tùy thuộc vào yêu cần của người bán hoặc thỏa thuận của cả 2 bên. Theo quy định thì việc thanh toán cũng cần được ghi nhận thanh một điều lệ trong bản hợp đồng.
  • Đối với người sử dụng: có quyền yêu cần bên kia cung cấp đúng dịch vụ về cả số lượng và chất lượng. Trả tiền đúng với hạn và đầy đủ đúng theo thỏa thuận của cả 2 bên. 
  • Đối với người cung cấp dịch vụ: Cung cấp đúng số lượng, chất lượng và đúng dịch vụ và người mua yêu cầu. Giao dịch vụ cho đúng người mua hoặc người có giấy ủy quyền của người mua tránh đưa cho người khác gây thiệt hại cho cả 2 bên. Giữ bí mật thông tin của cả 2 bên với bất kỳ một đối tượng nào khác. 
  • Nếu trong thời hạn của hợp đồng mà một trong hai bên vi phạm những điều khoản đã được thỏa thuận thì bên còn lại có thể đơn phương hủy hợp đồng và yêu cầu bồi thường hợp đồng. 
  • Với dịch vụ thì bạn không nhất thiết phải cung cấp luôn một lúc bạn có thể thỏa thuận cung cấp theo từng giai đoạn thời gian cụ thể. 

III. Hợp đồng mua bán nhà đất

1. Những lưu ý cần nắm rõ về hợp đồng nhà đất

Một trong những mẫu hợp đồng mua bán mà bạn cũng rất hay gặp đó là hợp đồng mua bán nhà đất. Sau đây là một số lưu ý bạn cần nắm rõ về mẫu hợp đồng mua bán nhà đất:

  • Chủ thể tham gia hợp đồng là đối tượng có đủ năng lực pháp lý và có thể nhận thức được hành vi: đủ 18 tuổi, mua theo hộ gia đình thì xét theo chủ hộ hoặc người đại diện. Tuy nhiên theo quy định thì người giám hộ không được quyền mua nhà đất cho người mình đang giám hộ trừ khi là đấu giá. Còn đối với người bán thì tài sản nhà đất đó phải do chính chủ mới được phép bán. 
  • Tìm hiểu mọi thông tin về ngôi nhà bạn có dự định mua: tình trạng hiện tại, số phòng và đồ nội thất nếu có, an ninh các khu vực xung quanh, trường học, bệnh viện, nơi làm, siêu thị…
  • Theo pháp luật thì chỉ có những ngôi nhà hoàn thành hoặc đang xây dựng thì mới được có trong hợp đồng mua bán nhà. Trường hợp nếu hợp đồng nhận nhà khi đang thi công dang dở thì yêu cầu cần phải tuân theo đầy đủ các điều kiện bổ sung. 
  • Bạn cũng nên xác nhận thông tin căn nhà này thuộc quyền sở hữu của ai: tư nhân, nhà nước. Với những chủ sở hữu khác nhau thì điều kiện để lập hợp đồng mua bán cũng khác nhau nên bạn không được bỏ qua việc này nhé. 
  • Chủ đầu tư cần có trách nhiệm bàn giao nhà đúng thời hạn và đúng với những gì đã được ghi nhận trong hợp đồng. Người mua cũng cần thanh toán tiền đúng kỳ hạn và theo hình thức mà hai bên đã thỏa thuận. Khi giao nhận nhà và tiền bạn cũng có thể lập thêm hóa đơn thanh toán để đảm bảo những quyền lợi và trách nhiệm của mình nếu xảy ra sai sót.

2. Chú ý bẫy pháp lý để tránh rủi ro 

Bên cạnh việc mua nhà như thế nào thì bạn cũng cần chú ý những bẫy pháp lý để tránh những rủi ro đáng tiếc:

  • Theo điều 405 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về hợp đồng theo mẫu thì nếu chủ đầu tư xây dựng hợp đồng có những điều khoản có lợi cho họ thì phần giải thích có lợi sẽ thuộc về người mua nhà và các điều khoản loại trừ cho chủ đầu tư sẽ vô hiệu. Tuy nhiên không phải ai cũng biết điều này nên khi xảy ra tranh chất thì sẽ chiếu theo hợp đồng để làm gây nên thiệt hại rất lớn cho người mua. 
  • Nhiều người thường không để ý đến thời gian thuê đất nhà nước của các chủ đầu tư. Mọi người thường thấy rẻ thì mua nhưng lại không biết rằng với thời hạn chủ thầu thuê là 20 đến 30 năm thì lại là số tiền rất lớn. Vì vậy hãy tìm hiểu thật kỹ mọi thông tin về ngôi nhà trước khi mua nhé. 
  • Bên cạnh đó thì việc một số người không đọc kỹ những thông tin nên thường bị các chủ đầu tư lợi dụng và tạo những bản hợp đồng có lợi cho họ nên khi xảy ra tranh chấp thì bạn đã ký xác nhận đồng ý điều khoản trong hợp đồng. Để chắc chắn bạn cũng có thể thuê luật sư hoặc các cơ quan nhà đất để đảm bảo quyền lợi của mình. 

3. Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất

Một lưu ý khi ký mẫu hợp đồng mua bán nhà đất đó là bạn cũng cần quan tâm đến quyền sở hữu đất nhé. Những giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất yêu cần phải có kèm theo hợp đồng để xác nhận bạn đã là người sở hữu hợp pháp của ngôi nhà. Việc này rất quan trọng vì nếu bạn mua nhà mà thiếu những chứng từ xác nhận là chủ sở hữu thì việc bạn mất nhà là chỉ là chuyện thời gian. Mùa nhà là chuyện hệ trọng và tôi tin bạn không muốn mất một khoản tiền lớn để rồi không được gì đúng không vậy nên hãy thật thận trọng trong từng việc nhé. 

Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất
Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất
Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất
Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất
Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất
Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất
Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất
Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất
Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất
Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất

Download mẫu hợp đồng mua bán nhà đất

IV. Mẫu hợp đồng mua bán xe

Mẫu hợp đồng này được sử dụng nhiều trong cuộc sống bởi nhu cầu mua xe cũ ngày càng tăng lên. Mẫu hợp đồng này sử dụng cho những người mua bán xe máy cũ, ô tô cũ … Nó là giấy tờ quan trọng trong việc chuyển nhượng một phương tiện nào đó cho người khác. Mẫu hợp đồng này cần phải được công chứng. Điều này đảm bảo tính pháp lý và quyền sử hữu tài sản hợp pháp. 

Mẫu hợp đồng mua bán xe
Mẫu hợp đồng mua bán xe
Mẫu hợp đồng mua bán xe
Mẫu hợp đồng mua bán xe

Donwload mẫu hợp đồng mua bán xe

V. Mẫu hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị

Mẫu hợp đồng mua bán thiết bị, máy móc
Mẫu hợp đồng mua bán thiết bị, máy móc

Donwload hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị

VI. Mẫu hợp đồng mua bán hàng hoá

Hợp đồng mua bán hàng hoá

Donwload hợp đồng mua bán hàng hoá

VII. Thông tin cơ bản của hợp đồng mua bán

Trước khi đến với những mẫu hợp đồng mua bán được sử dụng phổ biến thì hãy cùng tôi tìm hiểu những thông tin cơ bản nhất về loại chứng từ này nhé. 

1. Hợp đồng mua bán là gì? 

Hợp đồng mua bán là một loại giấy tờ nhắm chức nhận việc xác lập, thay đổi, chấm dứt các quyền lợi cũng như nghĩa vụ trong mua bán trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các bên. Việc này được coi là vô cùng quan trọng và cần thiết trong các cuộc giao dịch, mua bán. Đã là hợp đồng thì những chứng từ này cần được viết ra “giấy trắng mực đen”, có đủ chữ ký xác thực nội dung giữa các bên và có nội dung đúng với quy định của Nhà nước.

Lập hợp đồng mua bán theo quy định của pháp luật
Lập hợp đồng mua bán theo quy định của pháp luật

2. Những đặc điểm của mẫu hợp đồng mua bán

Những bản hợp đồng mua bán cũng như những mẫu văn bản, chứng từ khác nó cũng có những đặc điểm riêng để phân biệt giữa các loại hợp đồng với nhau. Cụ thể:

  • Hợp đồng mua bán được lập từ lời nói, văn bản hoặc hành động cụ thể giữa hai bên. Đối với những hợp đồng giao dịch thuộc phần bắt buộc của pháp luật thì yêu cầu phải ghi nhận trên giấy tờ. 
  • Hàng hóa, dịch vụ mà các bên mua bán yêu cầu phải hợp pháp hay được nhà nước công nhận và được phép lưu thông trên thị trường hãy được phép trao đổi mua bán qua lại. 
  • Trong quá trình trao đổi thì bên bán có trách nhiệm giao hàng cũng như giáo nhận quyền sở hữu hàng hóa đó cho người mua. Bên mua sau khi nhận hàng có nghĩa vụ chuyển tiền bên bán. 
  • Giá mua trên hợp đồng cần đúng với giá bán đồng thời giá cả cũng cần phụ thuộc vào giá niêm yết hay quy định của pháp luật. Thông thường thig việc mua bán diễn ra nhằm đáp ứng nhu cầu về vật chất và tinh thần của cả hai bên. 

VIII. Những điều kiện để hợp đồng có hiệu lực

Theo điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định thì giao dịch dân sự chỉ có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau:

  • Chủ thể tham gia giao dịch hay mua bán hàng hóa và dịch vụ phải là người có đủ năng lực pháp lý, năng lực pháp luật dân sự: người có độ tuổi trên 18 và có đủ hiểu biết cũng như nhận thức được hành vi của mình …
  • Hợp đồng mua bán được lập trên sự tự nguyện của cả hai bên. Không bên nào được áp đặt hay ép buộc bên còn lại phải tuân theo những gì mình mong muốn. Hai bên đều có quyền tham khảo, đọc, chỉnh sửa hợp đồng cho đến khi cả hai cũng đồng ý với các điều khoản được ghi trong hợp đồng và sau đó mới ký xác nhận .
  • Mục đích giao dịch hay mua bán cũng như nội dung trong hợp đồng không được vi phạm các điều luật của Nhà nước. Tuyệt nhiên thì những giao dịch mua bán cũng không được đi ngược với đạo đức xã hội.
Hợp đồng được chấp nhận khi đúng điều kiện pháp luật đưa ra
Hợp đồng được chấp nhận khi đúng điều kiện pháp luật đưa ra

IX. Những nội trong hợp đồng mua bán

Theo quy định cũng như để đảm bảo tính xác thực và quyền lợi của các bên tham gia mua bán thì những bản hợp đồng cần có những nội dung sau:

  • Quốc hiệu, quốc ngữ. 
  • Ghi ngày tháng và địa điểm lập văn bản. 
  • Tên hợp đồng hay nội dung bao quát của hợp đồng mua bán
  • Những căn cứ để tạo nên hợp đồng là gì (lấy dẫn chứng về những điều luật của nước ta về vấn đề mua bán hàng hóa, dịch vụ). 
  • Thông tin về bên mua và bên bán: tên cơ quan (người), địa chỉ liên hệ, số điện thoại, đại diện, nếu là công ty thì cần có thêm mã số thuế. 
  • Ghi rõ ràng các điều khoản mà hai bên đã bàn bạc và thống nhất (những điều khoản này là tự nguyện các bên nhưng cũng cần tuân theo quy định chung).
  • Ghi rõ tên hàng hóa, dịch vụ, số lượng, đơn giá và giá tiền (ghi cả bằng chữ và bằng số).
  • Chữ ký xác nhận của 2 bên tham gia mua bán, sao thành 2 bàn và mỗi bên sẽ giữ một bản để làm bằng chứng xác thực việc đã giao dịch với bên kia. 

Như vậy với những thông tin được trình bày ở trên tôi đã mang đến cho bạn những điều cơ bản và trọng tâm cần lưu ý về các mẫu hợp đồng mua bán phổ biến nhất hiện nay. Việc mua bán có thể được thực hiện không cần hợp đồng nhưng khi đã yêu cầu có hợp đồng thì bạn cũng phải tuân theo và lập đúng với nội dung quy định. Hãy luôn lưu ý xem xét ký thông tin của ngôi nhà cũng như các điều lệ trong hợp đồng để tránh rủi ro. Bạn cũng có thể thuê luật sư và tối nhất thì hãy lựa chọn nhà đầu tư uy tín để bảo vệ quyền lợi của mình. Chúc các bạn thành công và có cho mình không gian tổ ấm tuyệt vời!

Leave a Reply