Mẫu biên bản cuộc họp

Những mẫu tờ trình thông dụng nhất hiện nay

Trong công việc mỗi ngày bạn có thể tiếp xúc với vô vàn các loại giấy tờ với những mục đích khác nhau và tôi tin rằng bạn cũng đã từng nghe đến cái tên mẫu tờ trình. Với mục việc ghi nhận và tường thuật về những vấn đề đã xảy ra cũng như đưa ra vấn đề mới để mọi người được biết và đưa ra cách để giải quyết. Đây cũng chính là lý do khiến cho loại văn bản này trở nên quan trọng và không thể thiếu trong mọi nơi làm việc. Để mọi người có cái nhìn tổng quát hơn thì hãy cùng tôi tham khảo bài viết dưới đây nhé!

I. Những mẫu tờ trình phổ biến nhất

1. Mẫu tờ trình bổ sung nhân sự đột xuất 

Khi công ty, văn phòng có nhân sự đột xuất, bạn cần phải viết tờ trình lên lãnh đạo cấp trên. Mục đích để báo cáo về sự thay đổi nhân sự có trong doanh nghiệp, phục vụ cho quá trình làm việc được hoàn hảo và không gặp vấn đề gì về mặt pháp lý.

Mẫu tờ trình về vấn đề bổ sung nhân sự đột xuất
Mẫu tờ trình về vấn đề bổ sung nhân sự đột xuất

Download mẫu tờ trình bổ sung nhân sự đột xuất

2. Mẫu tờ trình đề nghị sửa chữa 

Tờ trình đề nghị sửa chữa là một trong những loại tờ trình mà được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Nó được sử dụng ở những doanh nghiệp, cơ quan và các tổ chức với mục đích là gửi lên cấp trên đề nghị sửa chữa, tu bổ các cơ sở vật chất. 

Đối với mẫu tờ trình này thì nội dung mà người viết phải thực hiện đó là hoàn thành 2 bảng nội dung. Nó bao gồm thông tin về tình hình cơ sở vật chất ở thời điểm hiện tại của doanh nghiệp. Và thứ 2 là bảng dự trù kinh phí sẽ phải bỏ ra cho việc sửa chữa này. Để đảm bảo sự khoa học và cấp trên dễ đọc, nội dung tờ trình cần phải được ghi rõ ràng: hiện trạng như thế nào, nhu cầu, dự toán chi phí cũng như nguồn chi phí lấy từ đâu ra. 

Một yêu cầu khác nữa của tờ trình đề nghị sửa chữa là phải thống kê tổng mức chi phí phải bỏ ra cho việc sửa chữa, mong muốn được cơ quan cấp trên hỗ trợ bao nhiêu. Để từ đó thì đơn vị cấp trên mới nắm được và tiến hành điều chỉnh, xử lý theo đúng với quy định. Bạn cũng đừng quên ghi thêm thời gian thực hiện khi nào, dự kiến khi nào hoàn thành nhé. 

Tờ trình đề nghị sửa chữa - Mẫu 1
Tờ trình đề nghị sửa chữa – Mẫu 1
Tờ trình đề nghị sửa chữa - Mẫu 1
Tờ trình đề nghị sửa chữa – Mẫu 1
Tờ trình đề nghị sửa chữa - Mẫu 2
Tờ trình đề nghị sửa chữa – Mẫu 2

3. Mẫu tờ xin kinh phí 

Mẫu tờ xin kinh phí được sử dụng khá nhiều bởi vì các doanh nghiệp, cơ quan … có nhu cầu sử dụng tiền cho các hoạt động chung nhiều và thường xuyên. Để tờ trình được xem xét, phê duyệt và đồng ý thì bản tờ trình phải biết cách soạn thảo, đảm bảo tính khoa học, rõ ràng những khoản cần phải chi tiêu, độ chính xác, rõ ràng cào nhiều càng tốt. 

Nội dung chính của tờ trình xin kinh phí bao gồm những vấn đề sau đây:

  • Đầu tiên là phải có đủ quốc hiệu và tiêu ngữ bởi đây cũng là một trong những loại biểu mẫu hành chính. 
  • Kính gửi: Kính gửi đến đơn vị cấp trên (chính là đơn vị tiếp nhận, xem xét và phê duyệt tờ trình)
  • Tờ trình đưa thành lập bởi những nhu cầu và căn cứ như thế nào. 
  • Làm tường trình vì những lý do gì: Lý do phải xác đáng, chính xác và cấp thiết. 
  • Khi nhận được kinh phí thì sẽ  thực hiện và sử dụng vào những mục đích, công việc gì? 

Một vài lưu ý quan trọng khi tiến hành soạn thảo tờ trình xin kinh phí

  • Khi soạn thảo nội dung thì hãy chú ý đến sự khoa học, rõ ràng cũng như chính xác, tin cậy. Điều đó đảm bảo cấp trên dễ dàng nắm bắt được vấn đề mà các cấp dưới đang gặp phải và quyết định có nên phê duyệt kinh phí hay không? 
  • Lý do đưa ra để xin kinh phí phải thật sự thuyết phục, chi phí xin phải thực hiện cho những công việc cần thiết, không được lãng phí số tiền đã được cấp trên hỗ trợ. 
Tờ trình xin kinh phí - Mẫu 1
Tờ trình xin kinh phí – Mẫu 1
Tờ trình xin kinh phí - Mẫu 2
Tờ trình xin kinh phí – Mẫu 2

Download tờ trình xin kinh phí

4. Mẫu tờ điều động cán bộ 

Mẫu tờ về việc điều động cán bộ được thực hiện nhằm mục đích điều động các cán bộ từ đơn vị, doanh nghiệp này sang đơn vị, doanh nghiệp khác. Tờ trình này sẽ được gửi lên các cơ quan có thẩm quyền xem xét và phê duyệt. 

Trong tờ trình điều động cán bộ phải đảm bảo đầy đủ các thông tin:

  • Cán bộ được điều động là ai? Đang giữ vị trí gì ở cơ quan cũ. 
  • Đơn vị mới chuyển đến là gì? Được giữ chức vụ gì ở đơn vị mới?
  • Điều động vào thời gian nào, tại sao lại phải tiến hành điều động. 
Tờ trình điều động cán bộ
Tờ trình điều động cán bộ
Tờ trình điều động cán bộ
Tờ trình điều động cán bộ

Download tờ trình điều động cán bộ

5.  Mẫu tờ trình đề nghị ra quyết định nghỉ hưu 

Đây là văn bản của cá nhân viết và trình bày lên cấp lãnh đạo, cấp trên trực tiếp để trình xin việc ra quyết định nghỉ hưu với người có đủ điều kiện nghỉ hưu theo quy định của pháp luật. 

Tờ trình đề nghị quyết định nghỉ hưu
Tờ trình đề nghị quyết định nghỉ hưu

Download mẫu tờ trình ra quyết định nghỉ hưu

6. Mẫu tờ trình phê duyệt dự án đầu tư xây dựng 

Loại tờ trình này được soạn thảo nhằm mục đích phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng. Chính vì vậy, các thông tin trong tờ trình phải rõ ràng, càng chi tiết càng tốt. Bao gồm: nội dung mong muốn phê duyệt là là, thông tin về dự án cụ thể ra sao … 

Mẫu tờ trình phê duyệt dự án đầu tư xây dựng
Mẫu tờ trình phê duyệt dự án đầu tư xây dựng

Download tờ trình phê duyệt dự án đầu tư xây dựng

7. Mẫu tờ trình công nhận BCH công đoàn cơ sở 

Mẫu tờ trình công nhận BCH công đoàn cơ sở là mẫu văn bản do ban chấp hành công đoàn soạn thảo nhằm giải trình và đề nghị cơ quan cơ thẩm quyền công nhận BCH công đoàn cơ sở, từ đó ban chấp hành công đoàn có thể đi vào hoạt động thực hiện nhiệm vụ và nghĩa vụ của ban chấp hành công đoàn cơ sở. 

Mẫu tờ trình công nhận BCH công đoàn cơ sở - Mẫu 1
Mẫu tờ trình công nhận BCH công đoàn cơ sở – Mẫu 1
Mẫu tờ trình công nhận BCH công đoàn cơ sở - Mẫu 2
Mẫu tờ trình công nhận BCH công đoàn cơ sở – Mẫu 2

Download tờ trình công nhận BCH công đoàn cơ sở

8. Mẫu tờ trình thẩm định dự án 

Tờ trình thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình
Tờ trình thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình

Download mẫu tờ trình thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình

9. Mẫu tờ trình đề nghị về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số

Mẫu tờ trình đề nghị về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số là mẫu tờ trình được cơ quan, tổ chức lập ra và gửi tới cơ quan có thẩm quyền để đề nghị về việc dạy học tiếng cho dân tộc thiểu số. Mẫu tờ trình nêu rõ thông tin cơ quan tổ chức đề nghị, nội dung đề nghị, tên dân tộc thiểu số đề nghị dạy chữ … 

Mẫu tờ trình đề nghị về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu sốMẫu tờ trình đề nghị về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số
Mẫu tờ trình đề nghị về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số

Download tờ trình đề nghị về việc day học tiếng dân tộc thiểu số

10. Mẫu tờ trình dự thảo văn bản 

Mẫu tờ trình dự thảo văn bản là mẫu bản tờ trình được cá nhân lập ra để trình báo lên cơ quan cấp trên về việc trình báo dự thảo, dự án văn bản. Mẫu tờ trình nêu rõ tên dự án, thẩm quyền ban hành, nội dung, mô tả các văn bản kèm theo, quy trình soạn thảo văn bản … 

Mẫu tờ trình dự thảo văn bản
Mẫu tờ trình dự thảo văn bản

Download tờ trình dự thảo văn bản

II. Tổng quan về mẫu tờ trình

Để có được cái nhìn bao quát hơn về mẫu tờ trình cũng như giải đáp các thắc mắc thì chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu tổng quan về tờ trình.

1. Mẫu tờ trình là gì?

Mẫu tờ trình là một loại văn bản được sử dụng phổ biến trong công việc hiện nay. Nó được xem như một bản tường trình lại nội dung và diễn biến của một vấn đề nào đó đã hoặc chưa xảy ra để thông báo đến những người có liên quan, có trách nhiệm. Điều này giúp mọi người có được những thông tin cần thiết để có thể dễ dàng giải quyết các vấn đề cũng như cho ý kiến, lấy biểu quyết.

Mẫu tờ trình của công ty thủy điện
Mẫu tờ trình của công ty thủy điện

Có rất nhiều mẫu tờ trình khác nhau với những mục đích phục vụ công việc khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản thì những mẫu tờ trình là sự bày tỏ về một vấn đề nào đó đã, có thể xảy ra từ cá nhân này với những cá nhân khác. Việc làm này mang đến sự dân chủ và giúp giải quyết các vấn đề đang đề cập để mọi việc được hoàn thiện một cách thuận lợi hơn.

2. Những lưu ý khi viết tờ trình

Để tránh những sai lầm trong lập mẫu tờ trình thì bạn cần lưu ý những yêu cầu sau đây:

  • Ở phần nêu lý do cũng như căn cứ thì phải viết giọng văn phù hợp, sao cho thể hiện được nhu cầu khách quan cũng như hoàn cảnh thực tế đòi hỏi. 
  • Trong phần đề xuất: ở phần này thì đòi hỏi phải có tính thuyết phục. Giọng văn cần phải đảm bảo cụ thể, rõ ràng. Chú ý không nên nói kiểu chung chung làm người khác rất khó hiểu. Nếu đưa ra các luận cứ thì bạn cần phải chọn lọc thông tin, số liệu tin cậy, đảm bảo sự chính xác tuyệt đối. 
  • Trong tờ trình, bạn cần phải nêu rõ được các lợi ích cũng như những khó khăn, cản trở trong những phương án. Cần phải nêu khách quan, tránh đưa ra những nhận xét chủ quan hay thiên vị theo ý kiến cá nhân. 
  • Phần kiến nghị: Kiến nghị đưa ra phải thực sự xác đáng, mang văn phong lịch sự, đúng chuẩn mực, nhã nhặn. Ngoài ra, nội dung, ý kiến đề xuất phải có sự khả thi, thực hiện được. Điều đó mới tạo ra niềm tin và dễ dàng giúp cho cấp trên phê duyệt. 
  • Ngoài ra, trong mẫu tờ trình, bạn cũng có thể đính kèm thêm phụ lục. Nó giúp minh hoạ cho các phương án đã được nêu ra. 

III. Bố cục của mẫu tờ trình

1. Yêu cầu khi soạn thảo tờ trình 

Khi soạn thảo, để tờ trình được đúng chuẩn và khoa học thì bạn cần phải chú ý những yêu cầu sau đây:

  • Để làm nổi bật lên những nhu cầu bức thiết cần trình duyệt, bạn cân phân tích căn cứ thực tế để làm rõ vấn đề. 
  • Chủ đề xin cấp trên phê duyệt cần phải cụ thể, rõ ràng. 
  • Những kiến nghị, đề xuất đưa ra phải hợp lý. 

2. Bố cục của tờ trình 

Một mẫu tờ trình thì sẽ có bố cục gồm 3 phần:

Phần 1: Đưa ra lý do cần phải làm trình duyệt, viết tờ trình. 

Phần 2: Đưa ra phần nội dung các vấn đề mà bạn muốn đề xuất. Cần nêu theo thứ tự, có khoa học. Trong phần này cần nêu ra các phương án cũng như phân tích và chỉ ra phương án nào mang tính chất khả thi nhất. 

Phần 3: Đưa ra những đề nghị, kiến nghị lên cấp trên (hỗ trợ sửa chữa để có thể đảm bảo được các vấn đề về điều kiện vật chất giúp làm việc nhanh chóng và hiệu quả hơn). 

Các mẫu tờ chúng tôi vừa giới thiệu đến bạn đọc đều được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Hy vọng, qua các thông tin này, bạn đọc đã xác định được trong những trường hợp cụ thể nên viết kiểu tường trình nào và viết thế nào cho hợp lý. 

Leave a Reply